Bài Học Từ Câu Chuyện Con Cua
cua-9

Lâu rồi gia đình mình không về thăm Ba mẹ vợ và các em, nhân dịp nghỉ lễ kỳ rồi mình cùng với vợ và 2 cô con gái về quê vợ chơi. Cả nhà mình chắc cũng từng nghe đến câu hát “ Bạc Liêu giấc mơ tình yêu” rồi đúng không, quê vợ mình đó, từ Cần thơ về đến nhà Ba Mẹ vợ hơn hai tiếng thôi.

Sáng chuẩn bị và ăn sáng xong, 8h bắt đầu xuất phát, đi một mạch đến quán bún mắm Cô Bảy là đến. Khi bước xuống xe mình đã ngửi thấy mùi quen thuộc và rất đặc trưng đó là mùi mắm, lúc này quán đông khách lắm nên không ai để ý đến gia đình mình.

Mình tay sách nách mang, vợ thì ẵm bé vào quán chào Ba Mẹ, thấy gia đình mình Ba mẹ vui lắm rồi kêu mình mang đồ đạc vào phòng ngủ để. Vừa đi vừa nhìn vào nồi nước lèo đang nghi ngút khói, nước dãi cứ chảy ra, lâu quá rồi không ăn Bún mắm của Mẹ, thèm quá trời quá đất, thế là mình nhờ mẹ làm cho mình một tô bún và một cái đầu cá lóc thật to ăn cho đã thèm mới được. Ăn xong nghỉ ngơi một chút. Hai đứa nhỏ thì chơi với dì ba của nó và 2 đứa con của dì.

Đến xế chiều mình và Ba vợ ra vuông phía sau nhà dỡ lợp bắt cua, tôm và cá về làm vài món nhậu chơi. Lúc ra đến vuông mình chợt nhớ ai đó từng nói câu “nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” nên mình đành để Ba mình tự tác chiến, còn mình thì “án binh bất động” chỉ biết nhìn thôi, nói chơi thôi chứ mình cũng phụ tiếp Ba.

Sau hơn một giờ cũng thu được kha khá vật phẩm, thế là hai cha con mang hàng về cho Mẹ. Đem vật phẩm vào bếp, gặp Mẹ, mình nói với Mẹ, hôm nay để con đứng bếp nha, mọi người ai cũng bất ngờ vì từ khi cưới vợ đến giờ hơn 10 năm rồi, mỗi khi về quê chơi mình chỉ biết ăn thôi chứ có biết nấu nướng gì đâu mà giờ tự nhiên đòi làm món.

Nói xong mình bắt tay vào chế biến nào là Cua ram me, Cua sốt tiêu, Cua hấp sả, Tôm nướng muối ớt, Tôm chiên bột, Cá phi chiên giòn… Làm món xong xuôi trời cũng sập tối mình bày biện các món ra bàn, mời Ba Mẹ vợ và các em ra thưởng thức món ăn do mình tự chế biến, nhâm nhi vài li rượu với mọi người.

Trong lúc nhậu mình thắc mắc hỏi Ba: Tại sao cái xô đựng cua không có nắp đậy, Ba để cua vào không sợ cua nó bò ra hết sao? Và cũng nhờ vậy mình mới có được câu giải thích cực hay: “Khi để một con cua thì có thể leo ra ngoài dễ dàng nhưng với một đống cua thì không. Bởi khi bất kỳ con cua nào cố gắng trèo ra sẽ bị những con cua khác nắm chân lôi xuống. Cứ như thế, chẳng con cua nào ra khỏi cái xô được, vậy cần gì đậy nắp”.

Sau lời giải thích của Ba tôi thấy rất thú vị và ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Thế là cứ hết câu chuyện này đến chuyện khác gia đình ăn uống trò chuyện với nhau rất vui vẻ và gần 10 giờ đêm thì kết thúc, mọi người cùng nhau dọn dẹp bãi chiến trường và đi ngủ. Sáng hôm sau gia đình tạm biệt Ba Mẹ và các em về lại Cần Thơ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, mục tiêu vẫn còn phía trước…

Có bao giờ bạn muốn làm một điều gì đó mà bị bạn bè, gia đình, người thân ngăn cản chưa?

Có bao giờ bạn cho đó là đúng nhưng hầu như tất cả mọi người đều bảo là sai chưa?

Có bao giờ bạn hành động theo trái tim mình nhưng bị ném đá tơi tả chưa?

Chắc chắn, ít nhất một đôi lần bạn gặp trường hợp tương tự. Đây là định luật xã hội, nhưng gắn chặt với định luật của tự nhiên.

Vì vậy, khi bạn thật sự muốn làm một điều gì, thì khó khăn lớn nhất chính là vượt ra khỏi đám đông còn lại. Nếu không học cách vượt qua, thì bạn cứ mãi ở lại trong chính “cái xô” đó mãi thôi.

Nếu ta bỏ một con cua vào một cái xô nhỏ, nó có thể dễ dàng leo lên và bò ra.

Nhưng nếu ta bỏ nhiều con cua vô chính cái xô đó, thì không con nào bò ra khỏi được! Các bạn có biết tại sao không?

Không tin bữa nào rảnh các bạn thử ghé Vựa cua Anh Thái mua vài kí về làm một cuộc thí nghiệm và ngồi quan sát hiện tượng này bạn sẽ thấy rất thú vị đấy. Nhưng có điều, bọn cua nó làm vậy không phải do suy nghĩ, mà do bản năng.

CHUYÊN MỤC
Chia sẻ kinh nghiệm
(1)
Kinh nghiệm mua cua
(1)
Thông tin
(7)
Tin tức
(2)
Thông tin hải sản
(4)
Công thức món ăn
(1)
DANH MỤC SẢN PHẨM
Sản phẩm tươi sống
(2)
Sản phẩm khô & đông lạnh
(6)
Sản phẩm chế biến
(12)
Nước chấm
(3)
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY
cua-thit-10
Sự Khác Nhau Giữa Cua Buộc Dây Và Cua Không Buộc Dây
cua-gach-5
5 Lợi Ích Của Việc Ăn Cua Biển
tom-10
Ăn Tôm Có Tác Dụng Gì?
mi-xao-2
Mì xào hải sản

Bài Học Từ Câu Chuyện Con Cua

Lâu rồi gia đình mình không về thăm Ba mẹ vợ và các em, nhân dịp nghỉ lễ kỳ rồi mình cùng với vợ và 2 cô con gái về quê vợ chơi. Cả nhà mình chắc cũng từng nghe đến câu hát “ Bạc Liêu giấc mơ tình yêu” rồi đúng không, quê vợ mình đó, từ Cần thơ về đến nhà Ba Mẹ vợ hơn hai tiếng thôi.

Sáng chuẩn bị và ăn sáng xong, 8h bắt đầu xuất phát, đi một mạch đến quán bún mắm Cô Bảy là đến. Khi bước xuống xe mình đã ngửi thấy mùi quen thuộc và rất đặc trưng đó là mùi mắm, lúc này quán đông khách lắm nên không ai để ý đến gia đình mình.

Mình tay sách nách mang, vợ thì ẵm bé vào quán chào Ba Mẹ, thấy gia đình mình Ba mẹ vui lắm rồi kêu mình mang đồ đạc vào phòng ngủ để. Vừa đi vừa nhìn vào nồi nước lèo đang nghi ngút khói, nước dãi cứ chảy ra, lâu quá rồi không ăn Bún mắm của Mẹ, thèm quá trời quá đất, thế là mình nhờ mẹ làm cho mình một tô bún và một cái đầu cá lóc thật to ăn cho đã thèm mới được. Ăn xong nghỉ ngơi một chút. Hai đứa nhỏ thì chơi với dì ba của nó và 2 đứa con của dì.

Đến xế chiều mình và Ba vợ ra vuông phía sau nhà dỡ lợp bắt cua, tôm và cá về làm vài món nhậu chơi. Lúc ra đến vuông mình chợt nhớ ai đó từng nói câu “nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” nên mình đành để Ba mình tự tác chiến, còn mình thì “án binh bất động” chỉ biết nhìn thôi, nói chơi thôi chứ mình cũng phụ tiếp Ba.

Sau hơn một giờ cũng thu được kha khá vật phẩm, thế là hai cha con mang hàng về cho Mẹ. Đem vật phẩm vào bếp, gặp Mẹ, mình nói với Mẹ, hôm nay để con đứng bếp nha, mọi người ai cũng bất ngờ vì từ khi cưới vợ đến giờ hơn 10 năm rồi, mỗi khi về quê chơi mình chỉ biết ăn thôi chứ có biết nấu nướng gì đâu mà giờ tự nhiên đòi làm món.

Nói xong mình bắt tay vào chế biến nào là Cua ram me, Cua sốt tiêu, Cua hấp sả, Tôm nướng muối ớt, Tôm chiên bột, Cá phi chiên giòn… Làm món xong xuôi trời cũng sập tối mình bày biện các món ra bàn, mời Ba Mẹ vợ và các em ra thưởng thức món ăn do mình tự chế biến, nhâm nhi vài li rượu với mọi người.

Trong lúc nhậu mình thắc mắc hỏi Ba: Tại sao cái xô đựng cua không có nắp đậy, Ba để cua vào không sợ cua nó bò ra hết sao? Và cũng nhờ vậy mình mới có được câu giải thích cực hay: “Khi để một con cua thì có thể leo ra ngoài dễ dàng nhưng với một đống cua thì không. Bởi khi bất kỳ con cua nào cố gắng trèo ra sẽ bị những con cua khác nắm chân lôi xuống. Cứ như thế, chẳng con cua nào ra khỏi cái xô được, vậy cần gì đậy nắp”.

Sau lời giải thích của Ba tôi thấy rất thú vị và ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Thế là cứ hết câu chuyện này đến chuyện khác gia đình ăn uống trò chuyện với nhau rất vui vẻ và gần 10 giờ đêm thì kết thúc, mọi người cùng nhau dọn dẹp bãi chiến trường và đi ngủ. Sáng hôm sau gia đình tạm biệt Ba Mẹ và các em về lại Cần Thơ. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, mục tiêu vẫn còn phía trước…

Có bao giờ bạn muốn làm một điều gì đó mà bị bạn bè, gia đình, người thân ngăn cản chưa?

Có bao giờ bạn cho đó là đúng nhưng hầu như tất cả mọi người đều bảo là sai chưa?

Có bao giờ bạn hành động theo trái tim mình nhưng bị ném đá tơi tả chưa?

Chắc chắn, ít nhất một đôi lần bạn gặp trường hợp tương tự. Đây là định luật xã hội, nhưng gắn chặt với định luật của tự nhiên.

Vì vậy, khi bạn thật sự muốn làm một điều gì, thì khó khăn lớn nhất chính là vượt ra khỏi đám đông còn lại. Nếu không học cách vượt qua, thì bạn cứ mãi ở lại trong chính “cái xô” đó mãi thôi.

Nếu ta bỏ một con cua vào một cái xô nhỏ, nó có thể dễ dàng leo lên và bò ra.

Nhưng nếu ta bỏ nhiều con cua vô chính cái xô đó, thì không con nào bò ra khỏi được! Các bạn có biết tại sao không?

Không tin bữa nào rảnh các bạn thử ghé Vựa cua Anh Thái mua vài kí về làm một cuộc thí nghiệm và ngồi quan sát hiện tượng này bạn sẽ thấy rất thú vị đấy. Nhưng có điều, bọn cua nó làm vậy không phải do suy nghĩ, mà do bản năng.

Bài viết liên quan

Bình luận

Để lại một bình luận